Hướng dẫn cách chơi bài chắn chi tiết từ A – Z cho người mới

Chắc là thể loại game bài được người Việt ưa chuộng và yêu thích từ rất lâu trước đó. Cách chơi bài chắn không quá khó để bạn có thể tiếp cận tuy nhiên cần phải hiểu kỹ về luật chơi. Vậy nên nếu đang thấy tò mò về game đánh bài này thì đừng vội bỏ qua bài viết BK8 dưới nhé!

Bài chắn là gì?

Bài chắn thì có cơ sở nguồn gốc bắt đầu từ game bài Tổ tôm, người sáng tạo ra thể loại chắn thì gồm có 2 phiên bản khác nhau tùy thuộc số lượng người tham gia. Cụ thể thì loại bài chắn thứ nhất sẽ gồm 4 người tham gia và gọi là chắn bí tứ.

Cách chơi bài chắn
Cách chơi bài chắn

Đối với thể loại chắn thứ 2 thì số lượng người tham gia trong một ván là 5 người gọi là chắn bí ngũ. Nhìn chung cách chơi bài chắn bí tứ thường thấy xuất hiện nhiều hơn so với bí ngũ.

Khác với bài tổ tôm thì người chơi chỉ sử dụng khoảng 100 quân bài trong cách chơi bài chắn. Còn lại 20 quân còn lại sẽ bị lược bớt mất, cụ thể là: Nhất sách, nhất vạn, nhất văn, lão và thang. Ở trong bài chắn thì quân bài được nhận biết dựa trên yếu tố hình ảnh và chữ.

Các quân bài chắn sẽ có hình ảnh riêng biệt và chữ hiển thị ở đầu mỗi quân bài như là: Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Chi nằm phía tay phải. Còn lại những chữ như Vạn, Văn, Sách thì nằm bên tay trái.

Bạn cũng có thể học thêm một số mẹo hay để có thể nhớ được ký tự trong bài chắn qua câu truyền miệng như sau: “Vạn vuông, văn chéo, sách loằng ngoằng”. Hiểu nôm na thì quân vạn sẽ có ký tự vuông, văn thì ký tự hình chéo và sách ký tự khá loằng ngoằng.

Cách chơi bài chắn dễ hiểu nhất

Mặc dù là game bài cũng khá đơn giản với đa số cược thủ, nhưng vài newbie sẽ khó mà hiểu rõ được hết cách chơi bài chắn. Vậy nên bạn có thể tham khảo những quy tắc và luật lệ khi chơi chắn như chỉ dẫn ở phía dưới đây.

Thứ tự chia bài trong bài chắn

Như đã nói qua thì trong cách chơi bài chắn có tới hai hình thức chơi được dựa theo vào số lượng người tham gia mỗi ván. Loại chắn bí tứ phổ biến được chơi nhiều nhất nên lượng người tham gia sẽ là 4.

Thứ tự chia bài trong bài chắn
Thứ tự chia bài trong bài chắn

Trong đó thì tổng số bài sẽ được chia đều cho mỗi người, lần lượt từng người được chia đều 19 lá. Số lượng những lá bài còn lại sẽ được đặt vào chính giữa ( phần trung tâm ) ván đấu – Gọi là Nọc.

Cụ thể trong cách chơi bài chắn thì quân bài cũng sẽ được chia ra thành 5 phần và dư lại số bài khoảng 5 lá. Nhiệm vụ của người chơi là sẽ lấy 5 lá bài lẻ này để có thể kết hợp với 1 phần bài bất kỳ để cấu thành Nọc.

Kết hợp bài tùy theo ý bạn và thắng ván trước được gọi là người gộp. Kế tiếp đó thì 1 quân bài trong chồng Nọc sẽ được rút theo cách ngẫu nhiên, lật lên một phần bài bất kỳ ở trong 4 phần còn lại và tạo thành bài cái. Ví dụ:

Nếu có 4 người chơi là A, B, C, D thì đếm từ trái qua phải sao cho người B ngồi chéo người D. B sẽ được bốc cái và bốc được thất vạn. Đếm lần lượt từ B là 1 sau đó qua C là 2,… lần lượt như vậy đến D là 7 cuối cùng. Nghĩa là D lúc này giữ cái.

Những phần bài còn lại cũng sẽ được lần lượt chia đến từng người: Phần ở ngay tay phải phần bài cái sẽ được chia đến người chơi A, phần tiếp đến sẽ chia cho B và phần bên trái bài cái được chia cho C.

Tương tự với nhiều dạng bài khác thì bạn cần xếp bài chắn theo các dạng sau đây: Chắn, cạ, ba đầu, què. Trong đó thì:

  • Chắn: 2 quân bài giống y hệt nhau.
  • Cạ: 2 quân bài có tương đồng về số nhưng khác chất.
  • Ba đầu: 3 quân cùng số nhưng khác chất.
  • Què: Quân bài lẻ gọi là què.

Các hành động khi chơi bài chắn

Trong cách chơi bài chắn thì mỗi người chơi sẽ có được quyền thực hiện hành động như sau đây:

  • Cửa chì: Chỉ cửa của mình và được ưu tiên ăn theo thứ tự từ trái qua phải.
  • Bốc Nọc: Hành động bốc 1 lá bài đặt ngửa vào cửa chì.
  • Ăn: Quân bài dưới kết hợp với quân bài trên tạo thành chắn hoặc cạ.
  • Chíu: Người chơi có tới 3 quân bài giống hệt nhau, dưới chiếu thêm 1 quân nữa cũng tương tự như vậy thì có thể được quyền ăn quân dưới chiếu mặc dù quân đó được ai đó bốc bất kỳ hoặc đánh ra.
  • Ù: Khi cả 19 quân bài bạn sở hữu kết hợp với 1 quân vừa bốc ra từ Nọc thành một 10 bộ, trong đó có 6 chắn là ít nhất.

Những lỗi phạt người chơi trong bài chắn

Những lỗi phạt người chơi trong bài chắn
Những lỗi phạt người chơi trong bài chắn

Khi chơi bài chắn bạn cũng nên chú ý thêm về các lỗi phạt trong cách đánh. Cụ thể đây là vài lỗi phạt người chơi nên chú ý như sau:

Lỗi ăn treo tranh: Đây là lỗi ăn được thành chắn nhưng lại ăn ra cạ.

Chíu được nhưng lại ăn thường: Lỗi này chỉ người chơi không hạ đủ 4 quân bài xuống mặt.

Lấy quân chọn cạ: Đây là lỗi bạn lấy 1 quân trong hàng cạ sẵn có để ăn cạ.

Ăn cạ nhờ vào quân chờ: Người chơi lấy 1 quân chờ ù để có thể ăn cạ.

Ăn cạ nhờ quân chắn: Lấy mất 1 quân chắn đang sẵn có để ăn được cạ.

Trường hợp lỗi bắt đền

Và trong cách chơi bài chắn cũng bao gồm một số trường hợp lỗi bắt phải đền như dưới đây:

  • Bỏ ăn chắn rồi lại ăn chắn: Trước đó bạn đã bỏ ăn chắn nhưng sau đó lại muốn ăn.
  • Bỏ ăn chắn rồi lại ăn cạ: Trước đó bạn đã bỏ ăn chắn nhưng sau đó lại muốn lấy 1 quân ra để ăn cạ.
  • Bỏ quân cạ để ăn cạ: Người chơi trước đó đã bỏ ăn cạ nhưng xong lại lấy 1 quân để ăn cạ.
  • Bỏ quân chắn rồi lại đánh chắn: Người chơi trước đó định không ăn nhưng sau đó lại đánh trúng quân bài đó.
  • Ăn cạ rồi lại đánh cạ: Đánh ra được 1 cạ trước đó rồi nhưng lại tiếp tục ăn cạ khác.
  • Lỗi xé cạ ăn cạ: Người chơi phá 1 quân cạ để đánh nhưng sau đó lại lấy quân hàng để ăn được cạ.
  • Lỗi đánh trùng ăn trùng: Người chơi đã đánh ra 1 quân bài trước đó nhưng sau lại ăn lại quân vừa đánh.
  • Đánh trùng chắn: Trước đó bạn đã đánh chắn nhưng sau đó lại tiếp tục muốn đánh chắn nữa.

Một số trường hợp cước sắc trong bài chắn

Nếu như bài ù có những đặc điểm sau đây thì người chơi có thể được ăn thêm tiền – Gọi là Cước. Chắn bí tứ thì sẽ có một số loại Cước sau đây:

  • Xuông: Bài ù không có gì nổi bật và hạ được bài không cần xướng.
  • Thông: Ván trước đã được ù hoặc treo tranh nhưng ván sau lại tiếp tục ù.
  • Chì: Người chơi ù tại cửa chì của mình.
  • Thiên ù: Ù khi mà trò bài thường chỉ xuất hiện ở người cầm cái.
  • Địa ù: Ù khi mà chưa đi qua cửa chì.
  • Tôm: trên bài ù lúc này thì hiện ra 3 bộ tam: tam vạn, tam sách, thất văn.
  • Lèo: Trên bàn chơi gồm có cửu vạn, bát sách, chi chi.
  • Bạch định: Tất cả những bài ù đều là những quân đen.
  • Tám đỏ: Khi mà bài ù có đến đúng 8 quân đỏ.
  • Kính tứ chi: Khi mà bài gồm có 4 con chi đỏ.
  • Thập thành: Bài sẽ gồm có đủ 10 chắn.

Xem Thêm :

Cách chơi bài câu cá chi tiết và một vài bí kíp chơi cực hiệu quả

Cách chơi bài tiến lên miền Bắc – Chiến thuật tăng tỷ lệ thắng

Kết Luận

Và một số trường hợp Cước khác nếu bạn thấy thú vị có thể tìm hiểu thêm để học cách chơi bài chắn tốt hơn.Vậy là toàn bộ bài viết đã hướng dẫn anh em kỹ lưỡng về cách chơi bài chắn từ A – Z. Hy vọng với kiến thức như trên có thể giúp bạn chơi chắn hiệu quả hơn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *